Những bài văn hay lớp 7

Biểu cảm về cây tre tuyệt hay

Biểu cảm về cây tre

Bài làm:

      “Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”

        Hình ảnh cây tre vốn đã rất quen thuộc đối với làng quê Việt Nam. Từ xa xưa, tre đã là một loài cây có tính truyền thống và gắn bó với con người.

       Cây tre đã có từ rất lâu và gắn bó với nười dân Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó chính là biểu tượng cho làng quê và người nông dân bình dị, thôn dã. Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp mọi miền đất nước, ở đâu tre cũng có sự hiện diện với một vẻ bình dị, đời thường. Dù ở đồng bằng hay miền núi thì nó đều tươi xanh, phủ bóng mát cho con người.

        Vốn dĩ, cây tre rất dễ sống, dù trên đất mềm hay chỗ sỏi đá cộc cằn thì cây vẫn sống và tươi tốt. Tre không kén chọn đất đai, không kén thời tiết. Nó sống thành từng bụi, mọc thành từng lũy để dựa vào nhau mà sống. Ban đầu, tre mọc mầm măng nhỏ, rồi dần dần trưởng thành, lớn lên trở thành một cây tre cao lớn, dẻo dai, cứng cáp. Thân hình vốn gầy guộc, rỗng bên trong, có màu xanh lục. Lá tre mỏng, xanh mơn mởn và rất mong manh. Rễ cây từng chùm, cằn cỗi bám đất. Cả đời tre chỉ ra hoa đúng một lần và đó cũng chính là lúc vòng đời nó khép lại. Cây tre hiền hoa, tươi mát đã là một người bạn, người thân đối với làng quê Việt từ thưở xa xưa.

bieu cam ve cay tre tuyet hay - Biểu cảm về cây tre tuyệt hay

Biểu cảm về cây tre

       Trong lao động, tre cũng có rất nhiều công dụng có ích cho con người. Tre gắn bó với người nông dân thật gần gũi, làm công cụ sản xuất để giúp con người trong trồng trọt, thâm canh. Hơn nữa, trong sinh hoạt, hình ảnh cây tre luôn hiện hữu trong đời sống con người ở mọi lúc mọi nơi. Tre tỏa bóng dang rộng và tỏa bóng mát khắp bản làng, thôn xóm. Dưới hình dáng cây tre, con người vẫn luôn gắn bó và giữ gìn nền văn hóa lâu đời, chứng kiến họ làm ăn, gây dựng nên cơ nghiệp. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp, tre sống trọn vẹn với người ân tình, thủy chung.

        Tre là người bạn thân của con người, từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên sống gắn bó với cây tre thân thương. Tre hiện diện trong đời sống của con người từ ăn, ở, sinh hoạt, sản xuất cho đến cả những phong tục tập quá. Hình ảnh cây tre đã xuất hiện từ xa xưa, từ thời đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Năm xưa, Thánh Gióng nhổ bụi tre mà đánh giặc Ân, nhân dân ta dùng gây tre, chông tre vùng dậy đánh đuổi kẻ thù xâm lược. “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre  xung  phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”( Cây tre Việt Nam – Thép Mới). Tre lăn xả vào nòng súng của kẻ thù để chống phá mọi bọm đạn, chống lại cái mạnh, giữ gìn non sông đất nước, bảo vệ con người. Tre là đồng chí, là người anh em thân thiết cùng ta sống qua bao thế kỉ, tre là chứng nhân lịch sử muôn đời luôn đứng vững trên đất thể hiện một lòng kiên định, mạnh mẽ biết bao!

     Không những thế, tre còn đi vào đời sống tâm linh như một nét đẹp của nền văn hóa. Hóa thân qua những câu hát, câu thơ, qua những khúc nhạc đồng quê êm dịu.

       “Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

          Tre đã ở với người đời đời kiếp người, “tre già măng mọc”, tre nối tiếp từ đời này sang đời khác. Ngày nay, cuộc sống đổi thay có phần hiện đại, con người đã ít dần sử dụng tre làm vật dụng, không còn thích thú với việc ngồi mát dưới bóng tre. Nhưng dù vậy, tre mãi là biểu tượng cho sức sống con người, mãi mãi tồn tại trong cuộc sống của người dân Việt, là một nét đẹp văn hóa không bao giờ đổi thay của dân tộc ta.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

Bùi Phương Thảo